Trang

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

[Flying tip] Active flying thật sự là gi và làm thế nào để bay active



Trong bài viết "bay chủ động" của Bruce Goldsmith chúng ta có thể tóm tắt lại việc bay chủ động như sau: 

  • Bay chủ động có nghĩa là cảm nhận xem dù phản ứng như thế nào và đáp ứng nó
  • Kỹ thuật câu cá sẽ giúp bạn cảm nhận lực từ cánh dù thông qua dây lái.
  • Trong trường hợp bị collapse 1 bên, thì WS ra hướng ngược lại, chống hiện tượng quay và bơm cho dù phồng ra.
Tuy nhiên chỉ với mọt vài ý tổng hợp như trên thì để một người mới có thể hiểu và bay chủ động thì thực sự vẫn là điều gì đó quá bí ẩn. Thực tế là chúng ta vẫn thấy các bạn học viên mới, những người bay giãn cách nhiều hay những người thi thoảng mới đi bay nhưng vẫn tưởng nhớ đến những giai đoạn mình tưởng là mình bay tốt và thực tế trên bầu trời đã cho chúng ta thấy được sự thật về khả năng bay của họ cũng như hiểu biết hạn chế cũng như ứng dụng thực tế về Active flying (bay chủ động).

Chúng ta có thể tham khảo video clip sau để thấy được vấn đề này:

Mặc dù các HLV dưới mặt đất kêu lớn là active flying nhưng học viên vẫn để gió điều khiển chuyến bay của mình.
Như thế chúng ta phải hiểu active flying như thế nào cho đúng và làm thế nào để tập luyện tăng cường kỹ năng bay active? 
Bản chất của cả quá trình bay chủ động chính là đảm bảo dù luôn bay ở trạng thái cân bằng của 3 trục ổn định chính: Pitch, Roll and Yaw. Trong trường hợp dù bị lệch ra khỏi 3 trục cân bằng này, chúng ta sẽ xử lý thông qua các tác động lên: dây lái, harness và speedbar để dù có thể trở về trạng thái cân bằng. Khi thực hiện các việc phản ứng phù hợp với tình trạng của dù, chúng ta đang thực hiện việc bay một cách chủ động (active). 
Image result for pitch roll yaw paragliding
Như thế chúng ta phải làm gì khi dù lệch khỏi các trục cân bằng này. 

Tìm hiểu về trục cân bằng trước sau (pitch). 


Nguyên nhân chính khiến cho dù mất cân bằng trục pitch đó là khi chúng ta đi vào hoặc đi ra một vùng khí nâng, do cánh dù và bản thân người bay chỉ được nối với nhau bằng 7m dây dù nên sẽ có sự phản ứng lệch pha giữa người bay và dù tại 2 thời điểm ra và vào vùng các vùng khí nâng.

Image result for pitch paragliding
Quan sát hình trên chúng ta sẽ thấy được 3 giai đoạn của cánh dù khi vào và ra khỏi vùng khí nâng. 
1. Cánh dù vào vùng khí nâng trước người bay, nó sẽ ngửa ra .
2. Cánh dù bay ra khỏi vùng khí nâng, dù sẽ lao xuống.
3. Cánh dù trở lại vị trí cân bằng. 

Như thế chúng ta cần phải phản ứng ra sau trong các giai đoạn này? 

1. Khi cánh dù vào vùng khí nâng, dù có xu thế ngửa lên trên lúc đó góc  góc tấn của dù tăng, ở thời điểm này chúng ta cần làm cho cánh dù bay nhanh hơn để trở lại vị trí cân bằng so với người bay. Có 2 cách xử lý: (1) nâng cao tay lái về vị trí trim speed để dù có thể lấy được vận tốc nhanh nhất và đi vào vị trí cân bằng trên đầu người bay, (2) tác động lên speedbar để giảm góc tấn, tăng tốc độ dù cũng để dù trở về vị trí cân bằng trên đầu phi công một cách nhanh nhất. 

Tuyệt đối không được kéo dây lái (tăng góc tấn) dù sẽ rơi vào trạng thái stall, sẽ rất nguy hiểm nếu như độ cao không lớn. 

2. Khi cánh dù ra khỏi vùng khí nâng, dù có xu thế cắm xuống, lúc đó góc tấn của dù giảm, ở thời điểm này, chúng ta cần giảm tốc độ bay của dù để người bay có thể về vị trí cân bằng bên dưới của dù. Chúng ta cũng có 2 cách xử lý: (1) kéo break với quãng hợp lý để dù không cắm sâu xuống trước, nếu dù cắm quá mạnh có thể bị front collapse. (2) Nếu đang sử dụng speedbar, chúng ta cần thả nhẹ speedbar để dù giảm tốc và có thể dùng thêm break nếu cần. 

Tuyệt đối không nên sử dụng thêm speed bar, hoặc để tay lái cao dù sẽ lao xuống nhanh và có thể bị collapse. 

3. Giai đoạn ổn định: thả từ từ break để dù bay bình thường. 

Tập luyện để kiểm soát hiện tượng pitch. 


1. Tạo hiện tượng pitch, và tăng cường năng lượng cho cánh dù:


Chúng ta có thể tạo ra hiện tượng pitch bằng cách sử dụng speedbar. 

2. Triệt tiêu năng lượng, đưa dù về trạng thái bình thường:




Lưu ý khi kéo break và thả break, phảu thực hiện từ từ, không thực hiện đột ngột.
Chúng ta có thể tập luyện kéo từ 10cm rồi tăng thêm 5cm cho đến khi hiện tượng pitch đạt góc 45 độ.


Tìm hiểu về trục cân bằng 2 bên (Roll)

Khi dù bay trong điều kiện nhiễu loạn, ảnh hưởng lift của địa hình haowjc trong ngày có nhiều bubble nhỏ và mạnh thì cánh dù 2 bên sẽ vào các vùng khí khác nhau từ đó sẽ tạo ra hiện tượng lắc ngang 2 bên (Roll), lúc này cánh dù sẽ liên tục nâng bên này bên kia, người bay sẽ lắc qua lại như quả lắc. Nếu không điều chỉnh hợp lý thì độ cao mất đi trong quá trình bay sẽ rất lớn và chuyến bay trở nên hết sức khó chịu, nếu để dù bị roll quá nhiều rất có thể chúng ta sẽ rơi vào các tình trạng bay nguy hiểm hơn.

Rất may mắn là hiện tượng Roll này sẽ bị triệt tiêu tương đối dễ dàng bằng việc điều chỉnh break hoặc weight shift. Khi cánh dù bị nâng ở bên nào lên chúng ta có thể triệt tiêu hiện tượng lắc bằng cách: 
1. Kéo break bên bị nâng lên 1 lượng vừa đủ để dù cân bằng. 
2. Weight shift về bên bị nâng lên, dù cũng sẽ nhẹ nhàng về lại vị trí cân bằng. 

Thông thường người bay tốt sẽ kế hợp cả 2 cách nêu trên đề dù cân bằng nhanh và ổn định.

              
Đường bay của cánh dù khi bị hiện tượng roll

Tập luyện để kiểm soát hiện tượng roll

1. Tạo hiện tượng roll và tăng cường năng lượng cho hiện tượng roll.


2. Triệt tiêu hiện tượng roll và đưa dù về vị trí cân bằng


Tìm hiểu về trục xoay thẳng đứng (Yaw) 


Hiện tượng yaw hết sức hiếm khi xảy ra do dù có xu thế vào vòng cua hoặc bị roll trước khi nó xoay quanh trục thẳng đứng. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp bay trong thermal mạnh, chúng ta cũng có thể thấy tình trạng dù bị yaw, lúc đó chúng ta sẽ tiền hành xử lý bằng việc kéo break bên còn lại để chống lại việc xoay này. 

Như thế chúng ta đã tìm hiểu được về hiện tượng bất ổn định trên 3 trục cân bằng của cánh dù, các giả lập chúng và triệt tiêu chúng để đảm bảo nâng cao hiệu suất của chuyến bay. 

Bên cạnh đó Active flying còn có 1 mục đích khác đó là phòng ngừa dù bị rơi vào tình trạng collapse/stall ngoài ý muốn hoặc do xử lý sai với tình huống. 
Thông qua việc cảm nhận các thông tin từ dù đến phi công thông qua 4 công cụ:
1. Mắt (nhanh nhất, hiệu quả nhất) - Nhưng trong các điều kiện bay với nhiều người thì không thể lúc nào cũng nhìn dù.
2. Áp lực dây lái,
3. Thông qua harness.
4. Thông qua áp lực trên hệ thống speedbar (khó nhất để cảm nhận và để tập luyện). 

Chúng ta sẽ có điều chỉnh phù hợp để dù trở về trạng thái cân bằng của cả 3 trục (pitch, roll, yaw) để giúp chuyến bay của chúng ta có hiệu suất cũng như độ an toàn cao nhất. 

Các bài tập luyện để tăng cường khả năng bay chủ động. 

Trong thực tế khi bay, chúng ta sẽ thấy không bao giờ có chuyện dù chỉ bị văng khỏi 1 trục cân bằng, mà nó sẽ bị lệch ra khỏi các trục này một cách ngẫu nhiên, phụ thuộc vào điều kiện bay của ngày. Do đó chúng ta cần phải thực hành các bài kiểm soát nhiều trục cân bằng của dù cùng một lúc. 

Điều kiện tốt nhất để tập luyện các bài bay tăng cường khả năng điều khiển dù là gió đều và vùng dynamic lớn, chúng ta dễ dàng lấy độ cao để tập luyện. 

1. Luyện pitching: 
a. Dù break: luyện từ mức độ kéo 10cm đến khi dù lao ra phía trước/sau ở góc 45 độ.
b. Dùng speedbar: Luyện đến khi dù lao ra trước/sau góc 45 độ.

2. Luyện wing-over: 
a. Bắt đầu bằng bài bay số 8 liền mạch, 
b. Wing-over với bank angle nhỏ
c. Luyện wing-over bằng weight shift.
D. Wing-over với bank angle lớn hơn

Bài tập luyện wing over sẽ được dịch cụ thể và đưa vào blog sau. 

Chúc các bạn hiểu rõ hơn về active flying + cách luyện tập để nâng cao khả năng xử lý cho dù luôn bay mượt mà và có chuyến bay tốt + an toàn.